Ý nghĩa của "Cửu Huyền" (九玄) Cửu Huyền Thất Tổ

Theo ông Trần Minh Tạo:

Trong bài viết Ngày Tết, vái lạy "Cửu Huyền Thất Tổ" là vái lạy ai?, ông Trần Minh Tạo đã đề xuất "Cửu Huyền" là để chỉ tất cả các vị tổ tiên đã khuất[1]; cụ thể như sau:

  • Cửu (九)
    • rất nhiều, muôn vàn, tột cùng, tối cao
  • Huyền (玄)
    • ảo diệu, sâu xa, huyền hoặc

Do đó, "Cửu Huyền" có nghĩa là về rất xa, vô lượng, cõi vô cùng. Trong trường hợp đó, "Cửu Huyền" trở thành bổ ngữ cho "Thất Tổ", ý nói vô lượng tổ tiên đang trong cõi "Cửu Huyền".

"Tóm lại, Cửu Huyền Thất Tổ, vào thuở ban sơ, là một tổ hợp từ do Đạo giáo chế tác bằng cách vay mượn từ ngữ "Thất Tổ" của Đạo Nho kết hợp vào từ ngữ "Cửu Huyền" vốn từng có trước đó trong Đạo của mình. Khi đã trở thành thuật ngữ mới, đương nhiên là nó phải mang nội dung nghĩa đầu tiên theo quan điểm của Đạo giáo. Sau đó, trong hoàn cảnh tam giáo hợp nhất xảy ra, Đạo Phật đã mượn lại tổ hợp từ này từ Đạo giáo. Riêng bản thân Nho giáo thì có vẻ đã chưa từng mượn tổ hợp từ này trong sinh hoạt tế tự nội bộ của mình nhưng lại mượn một điều đặc biệt hơn, quan trọng hơn. Đó là thế giới tâm linh trong tư tưởng của nhà Phật và thế giới siêu thoát thế gian trong tư tưởng của Đạo giáo. Hay nói cách khác, khi Tam Giáo Hợp Nhất, Đạo Nho bấy giờ cũng như cái vỏ ốc tư duy hóa thạch đang hồi thô ráp rỗng ruột được đổ đầy vào đó tinh thần từ bi bác ái của nhà Phật cùng tinh thần phóng khoáng tự do khinh bạc tung hoành xuất thế của Đạo giáo."

Quay lại với câu thơ "Thoát Cửu Huyền Thất Tổ Siêu Phương" của Thiền sư Thương Hải, nếu căn cứ theo cách giải nghĩa của ông Trần Minh Tạo, câu thơ có nghĩa là "Thất Tổ" thoát ra khỏi cõi "Cửu Huyền" để siêu sinh đến miền cực lạc.

Theo từ điển Nhĩ Nhã

Bộ từ điển Nhĩ Nhã (爾雅) của Trung Quốc thời kỳ cổ đại, một trong những tác phẩm kinh điển của Nho giáo được xếp vào danh sách thập tam kinh, có đề cập đến tổ tông thập bát đại (祖宗十八代), bao gồm chín đời cha ông trên mình và chín đời con cháu dưới mình.[6]

SttCách gọiHán ViệtHán Tự
1Cha của ông sơ của ông sơTỵ Tổ鼻 祖
2Ông sơ của ông sơViễn Tổ遠 祖
3Ông cố của ông sơThái Tổ太 祖
4Ông nội của ông sơLiệt Tổ烈 祖
5Cha của ông sơThiên Tổ天 祖
6Ông sơ/kịCao Tổ高 祖
7Ông cố/cụTằng Tổ曾 祖
8Ông nộiTổ
9ChaPhụ

上按次序稱謂
生己者為父母,
父之父為祖,
祖父之父為曾祖,
曾祖之父為高祖,
高祖之父為天祖,
天祖之父為烈祖,
烈祖之父為太祖,
太祖之父為遠祖,
遠祖之父為鼻祖。

即:父、祖、曾、高、天、烈、太、遠、鼻

Thượng án thứ tự xưng vị
Sinh kỷ giả vi Phụ mẫu,
Phụ chi phụ vi Tổ,
Tổ Phụ chi phụ vi Tằng Tổ,
Tằng Tổ chi phụ vi Cao Tổ,
Cao Tổ chi phụ vi Thiên Tổ,
Thiên Tổ chi phụ vi Liệt Tổ,
Liệt Tổ chi phụ vi Thái Tổ,
Thái Tổ chi phụ vi Viễn Tổ,
Viễn Tổ chi phụ vi Tỵ Tổ,

Tức: Phụ, Tổ, Tằng, Cao, Thiên, Liệt, Thái, Viễn, Tỵ
SttCách gọiHán ViệtHán Tự
1ConTử
2Cháu nộiTôn
3ChắtTằng Tôn曾 孫
4ChútHuyền Tôn玄 孫
5Con của chútLai Tôn來 孫
6Cháu của chútCôn Tôn晜 孫
7Chắt của chútNhưng Tôn仍 孫
8Chút của chútVân Tôn雲 孫
9Con của chút của chútNhĩ Tôn耳 孫

下按次序稱謂
父之子為子,
子之子為孫,
孫之子為曾孫,
曾孫之子為玄孫,
玄孫之子為來孫,
來孫之子為晜孫,
晜孫之子為仍孫,
仍孫之子為雲孫,
雲孫之子為耳孫。,

即:子、孫、曾、玄、來、晜、仍、雲、耳

Hạ án thứ tự xưng vị
Phụ chi tử vi Tử,
Tử chi tử vi Tôn,
Tôn chi tử vi Tằng Tôn,
Tằng Tôn chi tử vi Huyền Tôn,
Huyền Tôn chi tử vi Lai Tôn,
Lai Tôn chi tử vi Côn Tôn,
Côn Tôn chi tử vi Nhưng Tôn,
Nhưng Tôn chi tử vi Vân Tôn,
Vân Tôn chi tử vi Nhĩ Tôn.

Tức: Tử, Tôn, Tằng, Huyền, Lai, Côn, Nhưng, Vân, Nhĩ

"Cửu Huyền" bao gồm vị Thủy Tổ

Một ý kiến khác có phần tương tự với ý kiến của ông Trần Minh Tạo, cho rằng "Cửu Huyền" bao gồm từ đời Thủy Tổ (người sáng lập nên dòng họ), các đời ở giữa (tính là 1 đời), và Thất Tổ (từ đời ông sơ của ông sơ đến đời ông nội); tổng cộng lại là 9 đời.

SttCách gọiHán ViệtHán Tự
1Vị sáng lập nên dòng họThủy Tổ始 祖
2Các đời ở giữaCao Tằng Tổ高 曾 祖
3Ông sơ của ông sơCao Tổ Tổ高 祖 祖
4Ông cố của ông sơCao Cao Tổ高 高 祖
5Ông nội của ông sơTằng Tằng Tổ曾 曾 祖
6Cha của ông sơTổ Tổ Tổ祖 祖 祖
7Ông sơ/kịCao Tổ高 祖
8Ông cố/cụTằng Tổ曾 祖
9Ông nộiTổ

Theo "Cửu Tộc" trong Tam Tự Kinh

Nhiều nguồn tư liệu dựa theo định nghĩa "Cửu Tộc" trong Tam Tự Kinh để lí giải về "Cửu Huyền". Bản thân Tam Tự Kinh là một công trình thuộc Nho giáo, nên có thể xem "Cửu Tộc" là một khái niệm của Nho giáo. Đoạn liệt kê các đời trong "Cửu Tộc", bao gồm từ ông sơ của mình đến cháu sơ của mình, như sau:[7].

Hán Việt:

Cao tằng tổ, phụ nhi thân, (高曾祖,父而身)

Thân nhi tử, tử nhi tôn, (身而子,子而孫)

Tự tử tôn, chí nguyên tằng; (自子孫,至元曾;)

Nãi cửu tộc, nhân chi luân. (乃九族,人之倫)

Dịch nghĩa:

Ông Sơ, Cố, Nội, Cha tới mình

Mình tối con, con tới cháu

Từ con, cháu đến chắt, chít

Là chín dòng tộc lập nên thứ bậc của người ta

Nếu theo cách luận giải này, thì "Cửu Huyền" bao gồm chín đời, lấy đời bản thân làm trung điểm, lấy thêm trên mình bốn đời và dưới mình bốn đời, là sẽ thành Cửu Tộc (và do đó cũng là Cửu Huyền). Tuy nhiên, trong các pho từ điển chưa bao giờ thấy định nghĩa "Huyền" có nghĩa là "tộc", "họ" hay "thế hệ", cho nên có thể đây chỉ là sự võ đoán hoặc liên hệ.

SttCách gọiHán ViệtHán Tự
1Ông sơ/kịCao Tổ高 祖
2Ông cố/cụTằng Tổ曾 祖
3Ông nộiTổ
4ChaPhụ/Mẫu父/母
5Bản thânKỷ/Thân己/身
6Con traiTử
7CháuTôn
8Cháu cố, con của cháuTằng Tôn曾孫
9Cháu sơ, cháu của cháuHuyền Tôn玄孫

Nhiều người cho rằng cách lý giải này không hợp lý vì chủ lễ không thể thờ cúng, khấn vái các đời con cháu của mình. Một số ý kiến theo hướng Phật giáo giải thích rằng, sở dĩ như vậy là bởi có thể tổ tiên đời trước đầu thai thành con cháu đời sau. Việc thờ đời trước - bản thân - đời sau cũng thể hiện quan niệm về Quá Khứ - Hiện Tại - Tương Lai. Hiện tại chưa có nguồn văn bản khả tín nào cho cách lý giải này.

Theo Đào Hữu Chủ

Trong bài viết "Cửu Huyền - Cửu Tộc" của Đào Hữu Chủ, "Cửu Huyền" bao gồm từ ông sơ của ông sơ đến bản thân mình; đủ chín đời gọi là "Cửu Huyền". Cách hiểu này cũng được đề cập trong Cao Đài từ điển.[5]

Theo đó, "Cửu Huyền" bao gồm các đời sau:

SttCách gọiHán ViệtHán Tự
1Ông (bà) sơ của ông sơCao Tổ Tổ高 祖 祖
2Ông (bà) cố của ông sơCao Cao Tổ高 高 祖
3Ông (bà) nội của ông sơTằng Tằng Tổ曾 曾 祖
4Cha (mẹ) của ông sơTổ Tổ Tổ祖 祖 祖
5Ông (bà) sơ/kịCao Tổ高 祖
6Ông (bà) cố/cụTằng Tổ曾 祖
7Ông (bà) nộiTổ
8ChaPhụ
9Bản thânKỷ/Thân己/身